Chống Thấm Dột Mái Tôn

Top 7 cách chống thấm dột mái tôn hiệu quả

Mái tôn bị dột có rất nhiều nguyên nhân như quá trình thi công lắp đặt không đúng cách, đã trải qua thời gian sử dụng lâu dài, bị các vật nặng từ trên cao rơi trúng,…Dưới đây là tổng hợp 7 cách chống thấm dột mái tôn hiệu quả mà các gia chủ có thể áp dụng để tránh tình trạng mái tôn bị dột vào mùa mưa sắp tới.

Cách nhận biết mái tôn bị thấm dột

Không khó để nhận biết mái tôn bị thấm dột. Các gia chủ có thể quan sát bằng mắt thường hoặc dùng vòi nước để kiểm tra.

  • Quan sát bằng mắt thường

Các bạn có thể đứng dưới sàn hoặc trèo lên mái tôn để kiểm tra những vị trí tôn bị hoen rỉ, mục nát, lủng lỗ. Bằng việc quan sát vào 2 thời điểm: mưa và nắng to các bạn có thể dễ dàng đánh giá tổng quan tình trạng mái tôn.

    • Dùng vòi nước

  • 1. Thay thế đinh vít gỉ sét bị hỏng, gia cố lại các đinh bị lỏng bằng silicon

    • Mức độ hư hỏng: Nhẹ
    • Độ bền: 6 tháng – 1 năm
    • Khả năng tự thao tác: OK
    • Vật dụng cần thiết: giấy nhám, súng bắn vít, ốc, súng bắn keo silicon

    Có thể qua thời gian, các vị trí đinh vít trên mái tôn bị ăn mòn gỉ sét và lỏng bởi các tác động nắng mưa và môi trường. Hơn thế, khi có gió thổi mạnh, các mũ đinh có thể bị bật lên làm hở mối nối, dẫn đến gây rò rỉ nước trên mái, thậm chí có thể làm mái tôn bị bật lên.

    Bạn hãy thử đổ nước vào các vị trí đinh ốc vít xem có bị gỉ hay không, nếu có hãy đánh dấu vị trí các đinh bị lỏng và gỉ sét để bắt đầu xử lý.

    Đây là một trong những cách chống dột mái tôn bằng silicon khá đơn giản. Cách làm:

    1. Chuẩn bị súng bắn vít, ốc vít và súng bắn keo silicon.
    2. Bắn bổ sung vít vào những vị trí ốc vít bị hoen gỉ hoặc bay mũ để ấn đè tấm tôn xuống.
    3. Bơm keo Silicon vào các đầu ốc vít có tình trạng bị hoen gỉ và cả các lỗ bắn ốc vít cũ. Đồng thời, bơm keo Silicon lên những đầu ốc vít mới được bắn bổ sung.
    4. Nên sử dụng loại keo Silicon A500 hoặc các loại keo tương tự nhé.

    2. Chống dột mái tôn bằng xăng và xốp

    • Mức độ hư hỏng: Nhẹ
    • Độ bền: 6 tháng – 1 năm
    • Khả năng tự thao tác: OK
    • Vật dụng cần thiết: xăng, xốp, giấy nhám
    • Chi phí: 1 lít xăng ~20k + 1 tấm xốp ~20k

    Đây cũng là một trong những cách chống thấm dột mái tôn hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

    Dựa vào phản ứng hóa học, khi xốp tiếp xúc với xăng nó sẽ tự động tan chảy tạo ra một chất kết dính cực tốt trở thành một loại keo, có thể bám chắc vào những mái tôn làm bằng kim loại hoặc bằng xi măng.

  • 3. Cách chống thấm mái tôn bị dột do nước mưa ăn mòn

    Nếu trong nước mưa có axit sẽ khiến mái tôn bị ăn mòn. Tình trạng này xảy ra lâu dài sẽ dẫn đến mái tôn bị lủng lỗ gây thấm dột.

    Giải pháp hiệu quả nhất cho trường hợp này là vệ sinh sạch sẽ bề mặt mái tôn và sử dụng sơn dầu để phun hoặc quét lên bề mặt mái tôn để bảo vệ mái tôn không bị ăn mòn.

    Lưu ý: Cách làm này chỉ áp dụng trong trường hợp mái tôn chưa bị lủng lỗ. Nếu mái tôn đã bị rỉ sét nặng, thủng,…các bạn nên thực hiện xử lý các lỗ thủng rồi mới quyets sơn dầu để đảm bảo hiệu quả chống thấm lâu dài.

    4. Cách chống thấm mái tôn ở các vị trí tiếp giáp

    Các vị trí mái tôn gối lên nhau rất dễ xảy ra hiện tượng thấm dột. Đặc biệt là sau khoảng 1 thời gian sử dụng lâu dài, ở vị trí tiếp giáp tôn thường bị mục nát hoặc giãn rộng.

    Các bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách dùng keo silicon bắn vào 2 mặt của điểm tiếp giáp rồi dùng đè lên cho đến khi phần keo này khô hẳn.

    Trong trường hợp khe tiếp giáp đã bị gỉ sét hoặc bị hở, các bạn nên sử dụng 1 tấm tôn mới có bề rộng khoảng 1m đặt chồng lên vị trí tiếp giáp rồi dùng đinh vít và keo để cố định lại.

    5. Cách chống thấm dột mái tôn ở vị trí tiếp giáp khe tường

    Với phần mái tôn tiếp giáp với khe tường thì các gia chủ có thể xử lý chống thấm bằng một số biện pháp sau:

    • Sử dụng hồ vữa xi măng để đắp kín vị trí khe hở để nước mưa không chảy vào được khe tiếp giáp.
    • Dùng băng keo chống thấm mái tôn chuyên dụng để dán lên vị trí tiếp giáp giữa mái tôn và khe tường.
    • Sử dụng tôn lá khổ 500cm và dùng đinh vít để gia cố vị trí khe tiếp giáp vừa giúp chống thấm hiệu quả, vừa đảm bảo độ chắc chắn, an toàn.
    • Tiếp đó sử dụng thêm 1 lớp sơn chống thấm 2 thành phần phủ lên trên bề mặt vữa khi đã khô nhằm bảo vệ lớp vữa không bị nứt dạn.

6. Chống dột mái tôn bằng nhựa đường

  • Mức độ hư hỏng: Nhẹ/Vừa
  • Độ bền: 2 năm +
  • Khả năng tự thao tác: OK
  • Vật dụng cần thiết: Giấy nhám, nhựa đường, súng bắn lửa
  • Chi phí: Giấy nhám 10.000, không có giá chính xác cho nhựa đường.

Với khả năng bám dính tốt và độ bền cao thì nhựa đường cũng là một sự lựa chọn cho bạn.

Cách làm cũng giống như khi bạn sử dụng keo dán thông thường

7. Chống thấm mái tôn bằng sơn chống thấm

Sử dụng sơn chống thấm là phương pháp được nhiều gia chủ lựa chọn để bảo vệ và chống thấm mái tôn nhờ khả năng bám dính tốt, giúp tạo lớp bề mặt bảo vệ để kéo dài tuổi thọ cho mái tôn.

Cách thực hiện như sau:

  • Với mái tôn mới, các bạn chỉ cần sử dụng vòi xịt nước để làm sạch bề mặt và sơn trực tiếp lên mái theo định lượng pha mà nhà sản xuất hướng dẫn. Tùy thuộc vào hạng mục sử dụng là mái tôn gia đình hay mái tôn nhà xưởng mà các bạn sẽ sơn từ 2 – 3 lớp để đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt nhất.
  • Với mái tôn đã qua sử dụng, bề mặt bị rỉ sét, các bạn hãy sử dụng giấy nhám rồi thực hiện sơn phủ 3 lớp, mỗi lớp cách nhau 3 tiếng để sơn có thể bám chắc trên bề mặt.

Phương pháp sơn chống thấm này phù hợp với những mái tôn xi măng và mái ngói.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *